Home » , , » Những cặp hôn nhân đồng tính

Những cặp hôn nhân đồng tính

Kể từ ngày 12/11/2013, tất cả những cặp hôn nhân đồng tính tại Việt Nam đều sẽ được Chính phủ chấp thuận cho việc kết hôn và sống chung với nhau như vợ chồng.

Đây có thể xem là tin mừng lớn nhất cho cộng đồng LGBT (LGBT là viết tắt tiếng Anh của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (Lesbian, Gay, Bisexsual và Transgender)). nói chung và những cặp đôi đồng tính nói riêng ở Việt Nam. Không chỉ riêng những cặp đôi đồng tính mà ngay cả những bạn trẻ bình thường cũng đã lên tiếng chúc mừng cho sự việc quan trọng này. Bởi vì, sau nhiều năm trông chờ, hi vọng và không ngừng đứng lên đấu tranh giành tiếng nói cho người đồng tính, thì kể từ ngày 12/11/2013, Chính phủ đã chính thức cho phép việc kết hôn giữa những người đồng tính.

Theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm này thì sẽ không còn việc loại bỏ kết hôn giữa người cùng giới tính. Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức tiệc cưới (nhưng không đăng kí kết hôn) giữa những người thuộc giới tính thứ 3 là hoàn toàn hợp pháp và không bị xử phạt hành chính như trước đây.

Chiến dịch “I do” vừa qua của các bạn trẻ để ủng hộ sửa đổi luật cho phép hôn nhân đồng tính (Ảnh: Facebook)

Bên cạnh đó, những cặp đôi đồng tính sẽ có quyền sống chung và tự do sinh hoạt trong cộng đồng. Trong trường hợp chính quyền địa phương có đến can thiệp hay bắt xử phạt thì có thể viện diễn Nghị định này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.


Đã có hơn 10 nước công nhận hôn nhân đồng tính

Đến nay, hôn nhân đồng tính đã được chính thức công nhận tại 10 quốc gia và một số bang của 4 quốc gia khác bất chấp những cản ngại từ định kiến xã hội đến tôn giáo tồn tại hàng ngàn năm. Điều này cho thấy cộng đồng người đồng tính đang ngày càng được "chấp nhận" ở nhiều nơi trên thế giới.

Xu hướng công nhận hôn nhân đồng tính trên thế giới là tất yếu và không thể đảo ngược. Kể từ khi Hà Lan đi tiên phong (năm 2001) trong công nhận hôn nhân đồng tính, cho đến nay đã có ít nhất 10 nước hợp thức hóa hôn nhân đồng tính bằng văn bản pháp luật và 24 nước khác công nhận dưới hình thức “tác hợp dân sự” và đăng ký sống chung. Hiện có 250 triệu người (4% dân số thế giới) sống trong các vùng công nhận hôn nhân đồng tính.
Một số hoạt động đấu tranh để được công nhận hôn nhân đồng tính trên thế giới

Tại Canberra, thủ đô nước Úc, đêm 21-2, đã diễn ra một sự kiện lịch sử ở The Lodge, dinh thủ tướng Úc. Bà thủ tướng Julia Gillard mở tiệc chiêu đãi 3 cặp đồng tính, thành viên của nhóm GetUp, một tổ chức xã hội đấu tranh cho quyền lợi của những người đồng tính.

Để có buổi tiệc đáng nhớ nói trên, GetUp đã bỏ ra 31.000 đô la Úc trong một cuộc đấu giá hồi tháng 6 năm ngoái do CLB báo chí Úc tổ chức. Một nhóm vận động hành lang chống hôn nhân đồng tính cũng tham gia cuộc đấu giá nhưng thất bại vào giờ chót.

Trước cuộc gặp gỡ, cậu bé Matthew Miller, 12 tuổi, trao cho bà Gillard một bó hoa và hai bức thư giải thích tại sao cậu và em trai Dylan 9 tuổi muốn mẹ ruột là bà Sandy Miller cưới “mẹ hai” là Louis Bucke (2 trong số 6 khách mời). Bức thư viết: “Từ khi bị cấm làm đám cưới, hai mẹ không giống như người bình thường và gia đình chúng cháu cũng không phải là một gia đình đúng nghĩa”.

Ba cặp khách mời đồng tính của bà Gillard chụp ảnh kỷ niệm với hai con trai của bà Sandy Miller. Ảnh: ABC

Ngoài cặp Miller và Bucke, Cặp ông Steve Russell, 51 tuổi và anh John Dini, 29 tuổi. Hai người này từ chối làm đám cưới ở nước ngoài vì nó “vô nghĩa” ở Melbourne, thủ phủ bang Victoria, quê hương họ. Mặc dù được luật pháp công nhận là “tác hợp dân sự”, họ đánh giá là không công bằng.


Trái với cặp nói trên, cặp nữ tiến sĩ khoa học Sharon Dane, 54 tuổi và “vợ” là bà Elaine Crump, 53 tuổi. Hai người đã làm đám cưới ở Canada cách đây 4 năm vì ở Úc chỉ có một số bang thừa nhận “tác hợp dân sự”, điều mà tiến sĩ Dane cho rằng lập lờ không rõ quyền lợi.

Đài truyền hình ABC dẫn lời các cặp đồng tính cho biết bà thủ tướng đã lắng nghe những lời than phiền của khách về chuyện luật pháp cấm họ làm đám cưới. Tiến sĩ Dane chia sẻ: “Bà ấy vẫn bảo lưu quan điểm chống hôn nhân đồng tính nhưng bà cũng nói rõ là mọi sự sẽ thay đổi. Hợp thức hóa hôn nhân đồng tính sẽ là điều khó tránh khỏi trước áp lực quốc tế”.

Quốc hội Úc hiện đang xem xét 3 dự luật về hôn nhân đồng tính. Hình thức công nhận pháp lý cao nhất về việc sống chung của 2 người đồng tính hiện hành ở Úc là “tác hợp dân sự”. Hiện có 4/6 bang và 1/2 vùng lãnh thổ áp dụng hình thức này.

Biểu tình ủng hộ hôn nhân đồng tính ở San Francisco, bang California (Mỹ) năm 2009. Ảnh: S.V
Công nhận hôn nhân đồng tính là xu hướng tất yếu

Người đồng tính ở Anh reo hò khi biết tin chính quyền nước này hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào ngày 17/7 - Ảnh: AFP

Thừa nhận hôn nhân đồng tính không chỉ là vấn đề chính trị. Nó còn là vấn đề về xã hội, đạo đức, tôn giáo và quyền tự do công dân ở nhiều nước trên thế giới. Do hôn nhân đồng tính luôn luôn bị tranh cãi và gặp nhiều rào cản, nên nhiều nơi áp dụng một hình thức thấp hơn gọi là “tác hợp dân sự” được luật pháp địa phương thừa nhận nhưng quyền lợi và trách nhiệm không bằng hôn nhân đồng tính.

Một trong những yếu tố dẫn đến luật hóa hôn nhân đồng tính là vấn đề sức khỏe. Cách đây 2 năm, đại học y tế công cộng Malman - Mỹ công bố kết quả một công trình nghiên cứu khoa học về sức khỏe tâm thần những người đồng tính nam, nữ và lưỡng tính, theo đó bệnh rối loạn tâm thần đã gia tăng gấp đôi trong cộng đồng người đồng tính ở các bang cấm họ cưới nhau. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc cấm và ngăn cảm hôn nhân đồng tính làm gia tăng số người mặc bệnh HIV/AIDS hằng năm với tỉ lệ 4/100.000.

Ngược lại, ở những nơi cho phép kết hôn chính danh, có những hiểu biết đúng về người đồng tính thì những người đồng tính cảm thấy thoải mái hơn, không bị ức chế dẫn đến hành vi phạm pháp và họ cũng sẽ có động lực cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

Nhìn chung, công nhận hôn nhân đồng tính là một xu hướng tất yếu để quyền con người được thực hiện đầy đủ và tiến tới xã hội công bằng hơn.

KenhSucKhoe.vn - (Theo Tổng hợp)

0 comments:

Post a Comment

TOP