Sử dụng quá nhiều thiết bị dành cho trẻ em như ghế ngồi xe hơi, xe đẩy và ghế đu sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển xã hội, gây tổn hại lâu dài đến trẻ.
Theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng quá nhiều thiết bị ngăn cản trẻ khám phá môi trường trong 3 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng các kỹ năng xã hộisau này của trẻ.
Cha mẹ để trẻ trong xe đẩy, ghế ngồi xe hơi, ít sự tiếp xúc trực tiếp với trẻ có thể ảnh hưởng, tổn hại đến sự phát triển lâu dài của trẻ. (Ảnh: galleryplus) |
Theo kết quả nghiên cứu, những điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển xã hội, nhận thức của trẻ trong tương lai. "Việc cân bằng và phối hợp các kỹ năng đã học được trong 36 tháng đầu đời sẽ có tính quyết định kết quả học tập, hiệu suất thi cử trong tương lai của từng đứa trẻ", bà Goddard Blythe phát biểu.
Những tương tác xã hội trực tiếp cũng sẽ giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần, thể hiện qua ánh mắt, khả năng nói chuyện và toàn bộ cuộc sống của trẻ sau này. Điều này không thể có được nếu trẻ ngồi trong xe đẩy hướng về phía trước và mẹ thì vô tư sử dụng điện thoại thông minh.
"Trẻ em cần có cơ hội được di chuyển tự do, khám phá mọi thứ xung quanh, cần được tương tác, tiếp xúc trực tiếp "mặt đối mặt" thường xuyên với bố mẹ, dù đó chỉ là việc ôm ấp, chơi những trò chơi đơn giản", bà khuyến cáo.
Nghiên cứu trước đây của ĐH Dundee đã phát hiện trẻ thường xuyên ngồi trong xe đẩy hướng về trước, ít được ngủ, cười, tương tác, nói chuyện với cha mẹ có thể dẫn đến tình trạng "nghèo nàn cảm xúc". Khi không thể nhìn mặt cha mẹ, mức độ căng thẳng của trẻ gia tăng và nhịp tim cũng nhanh hơn.
"Sân chơi tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời trước hết là cơ thể người mẹ và thứ hai là một tấm chăn sạch trên sàn nhà. Từ đó trẻ sẽ học được cách kiểm soát đầu và cổ, tự biết xoay sở để cuộn người và ngồi một mình. Đây là điều mà trẻ ngồi xe đẩy không thể nào có được", bà Goddard Blythe chia sẻ.
0 comments:
Post a Comment