Theo hang giam gia khuyen mai viết Trăn "định vị" được hang ổ cách xa hàng chục km
Các nhà khoa học rất ngạc nhiên về khả năng đi rất xa khỏi nơi trú ngụ của trăn, mà điển hình là trăn khổng lồ Mianma. Giác quan của nó như một cái la bàn, mỗi khi chúng di chuyển, và chúng có thể đi xa tới 36km, rồi vẫn trở lại đúng nơi chúng định cư.
Một con trăn ở Florida đã di chuyển cách chỗ ở của nó tới 36km, sau đó nó vẫn tìm về đúng vị trí ở cũ. Đây là bằng chứng đầu tiên rằng trăn, rắn có một la bàn từ tính tương tự như nhiều loài bò sát khác, ví dụ như rùa biển.
Những phát hiện này đã được Hội Hoàng gia Anh công bố trên tờ Biology Letters.
Trăn Mianma (Python bivittatus) là một trong những loài lớn nhất thế giới, dài 5m, nặng 74kg. Nó có thể cuộn, xiết chặt con mồi, làm cho con mồi bị nghẹt mà chết. Trăn đã từng ăn thịt cả những con cá sấu lớn. Loại trăn này tuy nguồn gốc từ Đông Nam Á, nhưng đã có ở Vườn quốc gia của Florida, Mỹ và cũng chính nơi đây các loại động vật có vú đã bị suy giảm một cách đáng kinh ngạc.
Các nhà nghiên cứu đã bắt 12 con trăn, gắn định vị theo dõi trong nhiều môi trường mà trăn đi đến. Một nửa đã trở lại nơi chúng bị bắt, một nửa di chuyển đi nơi khác cách đó xa nhất là 36km. Các nhà nghiên cứu thật sự kinh ngạc bởi sự dịch chuyển một cách nhanh chóng của chúng, rồi lại quay trở lại nơi xuất phát.
Trăn có thể điều chuyển hướng theo ánh sáng mặt trời, các ngôi sao, hoặc bởi la bàn từ tính
Có 5 trong 6 con trở lại khi nó đã đi xa cách vị trí ban đầu 5km. “Chúng tôi rất ngạc nhiên” - Shannon Pittman, tác giả của Trung tâm nghiên cứu Davidson College, North Carolina cho biết.
Bà Pittman nói với BBC News rằng: “Chúng tôi dự đoán rằng, những con trăn sẽ dịch chuyển rất xa nơi cư trú của nó. Đây là bằng chứng cho thấy trăn Mianma có khả năng tìm đường mà từ xưa đến nay chúng ta còn nghi ngờ của họ hàng nhà rắn”.
Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng, chúng dùng “la bàn” từ tính lấy các ngôi sao, để tự định hướng cho chúng, điều này có thể thông qua khứu giác, hoặc tín hiệu bằng ánh sáng mặt trời phân cực - tất cả đã được chứng minh rằng các loài bò sát đã sử dụng.
Tiến sĩ Stephen Secor, Đại học Alabama cho hay: “Nó là loài bò sát biết nơi nó đang đi, một cách không phải là ngẫu nhiên, mà là thuần thục. Và tôi nghi ngờ rằng, nếu con trăn làm được điều này, ắt tất cả các loai rắn chuông, rắn sọc… và nhiều loại rắn đều có thể làm được".
“Trong môi trường quen thuộc, cái cảm giác dẫn đường tự nhiên cho phép nó quay trở lại sau khi đi xa kiếm mồi và bạn tình”, bà Pittman cho biết.
“Chúng ta đã biết rằng, rắn có xu hướng quay trở lại, một số địa điểm mà chúng đã ở và ở trong suốt cuộc đời của mỗi chúng, đó là hang ổ, nơi cư trú bền lâu”.
“Trăn Mianma không đi quá xa nơi ở lâu dài. Nó sợ lạnh. Nó bị chết nếu nơi ở của nó bị băng giá bởi những lớp tuyết”, Ts. Secor nói.
“Khi chúng ta bắt gặp con rùa đang qua đường, ta thường giúp nó về nơi an toàn nhất. Đó là bạn đã nhầm, bạn mang chúng đi đâu rồi chúng cũng tìm đến nơi chúng định đến”,Secor.
“Tương tự như vậy, trăn rắn cũng tự tìm thấy sân chơi của nó, không tin bạn mang một con rắn đi xa 5km, nó vẫn trở về vị trí ban đầu nơi nó sống".
0 comments:
Post a Comment