Chính vì trà ngon lại vừa rẻ nên việc buôn bán trà nhiều như là bán thóc. Từng bao tải nặng khuôn ra vác nườm nượp như hội chợ.
Việc buôn bán trà ở đây thì có sự góp mặt của đủ thành phần. Từ người trồng trà địa phương đến khắp các tỉnh thành trên cả nước. Họ đến để mua đi bán lại hoặc đến để kham khỏa giá thị trường.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá trà buôn vào bán ra ở La Bằng cũng tùy thuộc vào thương hiệu của đại lý sở tại. Đơn cử như đại lý chè nhà bà Y có tiếng từ lâu, trà ngon, giá cả hợp lý thì dù bà Y có mua trà ở đâu, với giá rẻ bao nhiêu thì sau khi đóng gói bán ra, nhiều người vẫn thích mua dù giá cao hơn bình thường gấp vài lần.
Ngược lại, một đại lý chưa có thương hiệu mua trà ngon về cũng rất khó bán, dù giá bán ra thấp hơn so với các đại lý khác. Chính vì thế, ở La Bằng đang tạo ra hai thái cực: Thương hiệu = trà không ngon + giá đắt và ngược lại.
Sở dĩ như vậy là vì bí quyết để đưa trà la bằng thành đệ nhất danh trà chính là ở cái tâm trong lao động sản xuất. Từ việc trồng, chăm sóc, thu hoạch đến phơi sấy đều được đảm bảo và đòi hỏi người trồng trà phải có kinh nghiệm trong việc phơi sấy, lửa không được quá to hoặc quá nhỏ.
Sau khi sao sấy xong, đem một lượng chè để pha, nếu màu nước, mùi thơm, hương vị đủ tiêu chuẩn theo cảm giác của người “thợ cả” tức là trà đã có thể xuất ra thị trường và không hổ danh là “đệ nhất danh trà” La Bằng nên người mua bao giờ cũng phải lựa chọn đại lý uy tín để mua dù giá có đắt hơn.
Tuy nhiên, để trà việt chúng ta có thể cạnh tranh với các quốc gia nước ngoài, chúng ta cần phải có thương hiệu riêng nhất là đối với trung quốc. Một nước của thập đại danh trà.
0 comments:
Post a Comment